KIỂM TRA NHANH pH NƯỚC - TEST NHANH HÓA CHẤT ĐỘC HẠI VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM, Vi khuẩn gây bệnh, kháng sinh, siêu vi, độc tố, ngộ độc cấp tính, thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật, phát hiện dư lượng thuốc BVTV nhóm Carbamate, Phospho, lân hữu cơ trong rau, quả, Mycotoxin kit kiểm tra nhanh độc tố nấm mốc, Kit test Aflatoxin B1 cà phê, kiểm tra nhanh nhóm beta agonist, kiểm tra Immuno ELISA TEST KIT, test nhanh β–agonists, nhóm β–agonists, Test nhanh ELISA TEST KIT, Beta lactam, xét nghiệm bệnh thú y

KIỂM TRA NHANH pH NƯỚC

 BỘ  KIT TEST PH NƯỚC

Số lần thử:160 lần.
Ứng dụng: nước nuôi thủy hải sản, nước sinh hoạt, nước sông hồ, nước ngầm, nước thải công nghiệp. Thích hợp cho nước ngọt và nước mặn.

Thành phần: 1 lọ thuốc thử 16 ml, 2 ống nghiệm, bảng màu chuẩn

Hướng dẫn sử dụng

 

pH VÀ SỰ SỐNG DƯỚI NƯỚC
 
 
pH thích hợp cho tôm cua cá là 6,5-9,0;
Ở pH nhỏ hơn 6,5, lượng CO2 tăng, nước thiếu dưỡng khí, vi khuẩn, tảo độc và nhiều vi sinh vật gây bệnh phát triển, nồng độ sunphua tự do tăng và gây hại cho con nuôi.
 Ở pH lo81n hơn 9, nồng độ NH3 tự do tăng, làm con nuôi mệt mỏi, chậm chạp, ăn kém, còi cọc, dễ bệnh.
pH nhỏ hơn 4 và pH lớn hơn 11: con nuôi sẽ chết.
pH tối ưu cho tôm là 7,5 – 8,5, cho cá basa là 7 – 8,5. Ngoài ra pH không được dao động quá 0.5 đơn vị trong ngày để tránh sốc cho tôm cá. Ở pH 6,4, tốc độ tăng trưởng của tôm giảm đến 60%, tỉ lệ sống cũng giảm. pH ≤ 5 làm tôm chết hàng loạt.
Cần kiểm tra pH 2 lần/ngày (5-6h sáng và 13-14h chiều).

 

Nguyên nhân chính làm pH thấp là đất phèn. Lớp đất phèn nằm dưới lớp đất tốt. Khi đào vuông tôm, lớp đất phèn sẽ lộ ra, khi đó nước sẽ bị chua, pH rất thấp. Rất khó cải tạo đất phèn, ngoài ra chi phí để cải tạo đất phèn rất cao do đó ở những vùng đất phèn thì không nên đào đầm nuôi mà nên thiết kế đầm nổi bằng cách đắp bờ bao nổi và dùng bơm cấp nước cho đầm nuôi.
Khi đào đất lên thì phải giữ lớp đất tốt bề mặt để trải lại lên đáy đầm và bờ bao. Nếu lượng đất tốt ít, thì đất tốt này phải giữ để phủ lên bờ bao của đầm nuôi nhỏ như đầm nuôi tôm non.Việc làm này ngăn chặn nước mưa rửa phèn vào đầm nuôi. Ảnh hưởng rửa trôi phèn từ đê bao ảnh hưởng nhiều đến đầm hẹp hơn là đầm rộng nên cần đặc biệt chú ý đến vấn đề này khi thiết kế vuông tôm. Có thể rửa đáy đầm hay bón vôi để khử chua. Ở những nơi lớp đất tốt không đủ dày để đủ phủ bờ bao, thì nên tạo rãnh phía trong bờ bao để dẫn nước mưa đi nơi khác, không cho chảy vào đầm. Một vài biện pháp có tác dụng khá tốt là phủ bạt bờ bao,không cho mưa rửa phèn vào đầm nuôi và khi mưa nhiều thì cn tháo bớt lớp nước mưa phía trên để hạn chế sự giảm pH. 
Tăng pH bằng tạt vôi (CaCO3, Dolomite CaMg(CO3)2, Ca(OH)2) 30 kg/ha. Lặp lại mỗi sáng cho đến khi pH đạt 7,5.
pH dao động trong ngày do nhiều yếu tố thời tiết, thổ nhưỡng và hoạt động của tảo và vi sinh vật. Để giới hạn ảnh hưởng này thì độ kiềm phải đảm bảo đủ (xem độ kiềm KH).
pH cao 8,5-9,0 kéo dài thường do tảo bùng phát thì nên thay nước đã qua xử lý từ 10-20% mỗi ngày hoặc dùng thuốc giảm tảo.

Order

Sản phẩm cùng loại :
Tìm kiếm


CÔNG TY TNHH THỜI ĐẠI XANH
Tòa nhà ICDC, Lô I 2, Đường D1.,
Khu Công Nghệ Cao TPHMC, P Tân Phú, Q.9, Tp. HCM
Điện thoại:(+84 - 8) 3503 2358 - (+84) 90 250 5589
Email: info@greenage.vn
www.greenage.vn      www.greenage.com.vn
Hỗ trợ trực tuyến
Đối tác
JWfCL6QY
JWfCL6QY