KIT THỬ NHANH SUNPHUA HYĐRÔ (H2S)
0,1; 0,2; 0,3; 0,5; 1; 2 mg/l
Số lần thử: 60-100 lần tùy nồng độ.
Sản xuất theo tiêu chuẩn của US EPA. Không chứa kim loại nặng độc hại.
Ứng dụng: đo sunphua hydro (hydrogen sulfide) trong nước nuôi thủy hải sản, nước sông hồ, nước thải. Thích hợp cho nước ngọt và nước mặn.
Thành phần: 3 lọ thuốc thử, 1 ống trích, 01 ống nhựa, 1 ống so màu, bảng màu.
Hướng dẫn sử dụng
Tác hại của Sunphua Hiđrô
Sunphua hình thành từ phân và xác động vật, thức ăn thừa và sinh khối thối rữa. Sunphua tồn tại trong
nước ở dạng ion H2S− không độc, và Sunphua Hiđrô tự do H S (Sunphua tự do) có mùi trứng thối rất độc.
Nồng độ H2S ở tầng nước đáy cao hơn ở trên tầng nước bề mặt do tầng đáy ít ôxy hơn. H2S thường tăng cao vào thời điểm giao mùa, khi vi sinh vật yếm khí hoạt động mạnh.
Tổng nồng độ các dạng Sunphua được gọi là Sunphua tổng. Cùng nồng độ Sunphua tổng, nhưng nồng
độ Sunphua tự do khác nhau tùy thuộc pH môi trường. pH càng thấp, Sunphua tự do độc hại càng nhiều. Tiêu
chuẩn Việt nam quy định nồng độ Sunphua tự do trong nước nuôi tôm cá không được vượt quá 0,05 mg/L.
Kiểm tra nồng độ Sunphua mỗi ngày vào buổi sáng. Xử lý vi sinh kịp thời hay quạt khí khi nồng độ Sunphua tự do vượt ngưỡng an toàn.
H2S giết chết tôm cá tức thời ở nồng độ 4mg/l
Để đảm bảo tôm cá khỏe mạnh thì H2S phải dưới 0,05 mg/l
TÁC ĐỘNG CỦA SUNPHUA LÊN ĐỘNG VẬT THỦY SINH
Sulphua hình thành do sự phân hủy trong điều kiện thiếu ôxy của các chất hữu cơ ở trong hay trên lớp bùn đáy. Sunphua tồn tại ở hai dạng là sunphua hòa tan HS- và Sunphua hydrô tự do H2S rất độc cho cả động vật lẫn người do nó tác động lên hệ thần kinh trung ương. Lớp bùn đáy có màu đen và mùi trứng thối khó chịu là do H2S. Tôm sống chủ yếu sâu dưới nước, gần lớp bùn đáy, nên sự tích tụ H2S trong lớp bùn đáy hay trong lớp nước cận đáy có tác động rất xấu đến tôm. Tôm mất cân bằng trong nước có nồng độ H2S từ 0,1 – 2 mg/l, và chết ngay lập tức khi nồng độ H2S lên 4 mg/l.
Nghiên cho thấy tôm chết từ từ và chìm xuống lớp nước đáy khi nồng độ H2S trong nước là 0,09 mg/l, cho dù nồng độ ôxy hòa tan đạt 3 mg/l.
Để tránh sự hình thành H2S thì lớp đáy đầm cần được xử lý bằng ôxit sắt (70% FeO) với lượng 1 kg/m2. Thử nghiệm cho thấy với cùng một chế độ nuôi dưỡng, tôm trong đầm có xử lý đáy sinh trưởng tốt hơn trong đầm không xử lý đáy. Sau 68 ngày, tôm trong đầm được xử lý tăng trưởng 205% và tỉ lệ chết là 4,4%, trong khi đầm không được xử lý tôm chỉ tăng trưởng 150% và tỉ lệ chết là 20,8 %.Việc xử lý các đầm lớn bằng FeO không được kinh tế, do đó cần thiết kế đầm tôm với các rãnh đáy và xử lý FeO tại các rãnh này vì phần lớn các chất thải và thức ăn thừa tập trung ở đó.
Trong quá trình nuôi tôm thì thay nước thường xuyên song song với hút các tạp chất dơ bẩn ra khỏi đáy đầm vẫn là biện pháp hữu hiệu để tránh sự tích tụ H2S.
Thay nước, gia tăng sục khí và xử lý vi sinh khi H2S vượt ngưỡng cho phép